Huấn luyện an toàn lao động trong công trường xây dựng
Huấn luyện an toàn lao động trong công trường xây dựng
Đăng bởi Nguyễn Trường Thiên Phúc vào lúc 08/07/2020
Đặc thù của ngành nghề lao động trong công trường xây dựng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như mức độ nguy hiểm cao. Theo các số liệu thống kê trong nhiều năm tại nhiều địa phương, lĩnh vực thi công xây dựng luôn có số vụ tai nạn lao động cao (khoảng 40% tổng số vụ tai nạn lao động được thống kê hàng năm). Sơ suất nhỏ thôi cũng có thể gây ảnh hưởng đến an toàn người lao động. Vậy nên huấn luyện an toàn lao động trong công trường xây dựng cho người lao động là việc làm quan trọng không chỉ đối với người lao động mà cần thiết đối với người sử dụng lao động. Cần trang bị đầy đủ thiết bị an toàn cũng như thực hiện tốt công tác quản lý, huấn luyện an toàn lao động cho người lao động.
Nhiều báo cáo nghiên cứu về tình hình tai nạn lao động nói chung và ngành xây dựng nói riêng đều có chung nhận định, tai nạn không chỉ đơn thuần do sự cố kĩ thuật mà xuất phát từ sự chủ quan của cả chủ sử dụng lao động và người lao động.
An toàn trong thi công xây dựng là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với cong người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Đối tượng cần được đào tạo an toàn lao động trong công trường
Người lao động làm công việc tại các công trình xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nhóm 3: An toàn trong công trình xây dựng.
Tại sao cần đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng?
Ngành xây dựng là ngành đang có tốc độ phát triển nhất hiện nay khi mà ngày càng nhiều công trình, khu công nghiệp, nhà máy, chung cư được xây dựng. Và đây là nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động xảy ra.
Người làm xây dựng thường luôn ở trong các tình huống rất nguy hiểm ở công trường. Chẳng hạn như gạch rớt, giàn giáo bị sập, rớt ở trên cao xuống, ngã vào hố, giẫm đinh và các vật dụng làm việc.
Các máy móc, các thiết bị có thể bị rò rỉ điện, nhiệt khiến người lao động gặp nguy hiểm chưa kể làm việc ở ngoài công trường con người luôn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết nắng mưa thất thường dễ bị bệnh, say nắng, choáng váng ngã từ trên cao xuống cực kì nguy hiểm.
Các thiết bị máy móc làm việc không đảm bảo an toàn do lâu ngày không kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nên khi làm việc dễ dàng bị gặp sự cố ảnh hưởng đến tính mạng người lao động.
Công trường thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho người lao động mà nếu không cẩn thận thì sự cố sẽ xảy ra gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, ảnh hưởng đến việc thi công công trình và uy tín nhà thầu.
Trách nhiệm quản lí an toàn xây dựng của nhà thầu
Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang thi công; máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn cần phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lí an toàn lao động đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Kiểm tra công tác quản lí an toàn trong thi công công trình xây dựng.
Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
Dừng thi công khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố.
Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng.
Định kì hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lí an toàn lao động theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Nội dung huấn luyện an toàn trong công trường xây dựng
Chính sách pháp luật về an toàn – vệ sinh lao động.
Tổng quan về công việc trên công trình xây dựng.
Các yếu tố có hại, nguy hiểm khi làm việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong công trình xây dựng.
Kĩ thuật an toàn khi vận hành máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Xử lí các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động trong công trình xây dựng.
Kĩ thuật an toàn làm việc trong công trình xây dựng.
Những nguyên nhân gây ra tai nạn ngã cao và biện pháp khắc phục.
Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.
Nội quy an toàn làm việc trong công trình xây dựng.
Các yếu tố nguy hiểm và phòng tránh khi làm việc trên công trình xây dựng.
Phòng chống bụi trên công trường, xí nghiệp.
Hệ thống chiếu sáng, tránh tiếng ồn và rung động trong xây dựng.
Giấy chứng nhận
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận an toàn trong xây dựng do Trung tâm CRS VINA cấp có giá trị trên toàn quốc.
Nội quy an toàn lao động tại công trường xây dựng
hỉ có những cán bộ, công nhân, người lao động có nhiệm vụ tại công trường, đã được tham gia lớp huấn luyện an toàn lao động, cấp chứng chỉ an toàn lao động mới được vào khu vực công trường. Những người không phận sự không được lui tới khu vực công trường
Tất cả cán bộ, công nhân trực tiếp thi công trong phạm vi công trường đều phải tuân thủ các quy trình về đảm bảo an toàn lao động.
Trong công trường phải rào chắn chỗ có người qua lại,có hành lang, lối đi dành riêng cho người đi bộ và phương tiện.
Dây điện thi công phải đi trên cột, không đặt dưới đất, có cầu dao đóng ngắt khi hết giờ làm việc. Ban đêm có đèn chiếu sáng bảo vệ những nơi nhạy cảm và kẻ gian dễ đột nhập.
Công nhân làm việc trực tiếp phải mặc mang bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, giày bảo hộ do công ty cấp phát.
Thi công ở độ cao phải bắt giàn giáp chắn chắn an toàn, kiểm tra kĩ thuật các ván bắc để đứng không mực, mọt hoặc bị dập, vỡ, nứt.
Khi làm việc trên cao, nơi cheo leo phải đeo dây an toàn.
Nếu thi công ban đêm, phải bố trí đủ ánh sáng đèn để làm việc.
Khu vực có người làm việc trên cao tuyết đối không được làm đồng thời bên dưới.
Trong thi công cần dùng điện phải kéo đến nơi hoặc nối lại dây trong khi có điện, người không có trách nhiệm tuyết đối không được tự động sửa chữa, phải báo cho phụ trách điện giải quyết.
Cấm hút thuốc hay sử dụng ngọn lửa ở những noi dễ cháy nổ, kho vật tư, kho nhiên liệu.
Công nhân bảo vệ trực công trường không được tổ chức uống rượu, hoặc bỏ đi nơi khác trong ca trực.
Không được ở lai đêm trên công trường khi không được sự cho phép của cán bộ có thẩm quyền, khi ở lại phải đăng kí với ban chỉ huy công trường.
Cấm đưa người lạ hoặc thân nhân vào phạm vi công trường mà không có phép của ban chỉ huy công trường.
Các đơn vị ngoài vào công trường thi công phải chấp hành đầy đủ các nội quy, quy trình làm việc của công trường đề ra.
Khách liên hệ tham quan, công tác phải được sự đồng ý của ban chỉ huy công trường, tuân theo sự hướng dẫn, nội quy công trường và an toàn trong xây dựng.
Tất cả các diễn biến trong công trường ngoài khả nặng kiểm soát phải lập tức báo cáo cho Ban kiểm tra an toàn để phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết.
Một số phương pháp đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng
Khu vực thực hiện thi công phải luôn gọn gàng, loại bỏ tối đa các yêu tố có khả năng gây mất an toàn như: vật sắc nhọn, dụng cụ xây dựng không cần thiết, dây điện bị hở, ổ cắm nối tiếp không đảm bảo chất lượng.
Bố trí hợp lí các biện quản cáo và nội quy an toàn lao động. Các biển này nên ở những vị trí mà tất cả mọi người đều có thể dễ dàng quan sát, thường xuyên thấy.
Đối với những vị trí có thể gây nguy hiểm trên công trường, đơn vị thực hiện thi công bắt buộc phải bố trí người hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ cảnh báo để đề phòng tai nạn cho người lao động.
Chủ đầu tư cùng với nhà thầu thi công phải có kế hoạch dự trù trong xử lí tai nạn. Khi có sự chủ động và biện pháp xử lí kịp thời, công trường sẽ không bị rối và hạn chế tối đa thiệt hại về người và của.
Khóa huấn luyện an toàn lao động trong công trường xây dựng do CRS VINA tổ chức sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng để đảm bảo an toàn lao cho người lao động trong quá trình làm việc tại công trường.
Người lao động phải được bảo vệ trang bị bảo hộ lao động gồm quần áo, mũ nón, giày, găng tay và các thiết bị cần thiết.